Nhóm FSH-OS tham gia khóa học kỹ thuật sinh học phân tử do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Đại học Y Hà Nội đồng tổ chức
Chủ đề nghiên cứu Loãng xương- Gãy xương là lĩnh vực nghiên cứu lâu dài nhất của nhóm, bắt đầu từ những nghiên cứu ban đầu của người sáng lập ra nhóm là TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương khởi đầu từ năm 2003 cho đến nay. Định hướng nghiên cứu của nhóm là: thành lập được giá trị tham chiếu về xương và các yếu tố nội tiết liên quan đến xương cho người Việt Nam. (2) Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ yếu tố bảo vệ xương liên quan đến lối sống, nội tiết tố và sinh học phân tử và (3) Tìm kiếm các giải pháp chẩn đoán sớm và can thiệp mới cho loãng xương và các bệnh nội tiết.
Tiếp nối những thành công và giá trị khoa học đạt được từ những nghiên cứu trước do nhóm nghiên cứu thực hiện, năm 2015 nhóm nhận được tài trợ từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia – NAFOSTED để thực hiện đề tài GOF (Gene Of Fracture) - “Xác định tính đa hình và sự nhạy cảm của các gen gây loãng xương và gãy xương trên người Việt Nam”. Mục tiêu lâu dài của đề tài: “Xác định tại sao tỉ lệ loãng xương và gãy xương ở Việt Nam cao và liệu gen có thể giúp tiên lượng gẫy xương được không” thông qua việc xác định tính đa hình và sự liên quan của các gen ứng viên đối với loãng xương và gẫy xương đã phát hiện được ở người Âu Châu và Đông Á trên quần thể người Việt Nam được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng và người Việt Nam đã được chẩn đoán là gẫy xương do loãng xương.
Nhóm FSH đã tham gia đề tài GOF từ những bước đầu tiên, từ xây dựng công cụ nghiên cứu, đến thu thập số liệu và phân tích, viết bài. Hiện tại nhóm có các thành viên tham gia ở tất cả các vị trí của đề tài, từ khâu lấy mẫu ở Bệnh viện, quản lý số liệu đến phân tích gene. Năm 2016 nhóm đã viết và đăng tải một bài nghiên cứu: “ĐẶC ĐIỂM ĐỐT SỐNG CỦA PHỤ NỮ MÃN KINH: GIÁ TRỊ THAM CHIẾU VÀ CÁC LOẠI GÃY THƯỜNG GẶP” đã được đăng tải và báo cáo tại hội nghị Sinh Lý học toàn quốc năm 2016 tại TP HCM.
Ngoài những đóng góp và thành tựu kể trên, nhóm FSH đã đóng góp nhiều giá trị khoa học cho đề tài GOF: lập được giá trị tham chiếu về chiều cao đốt sống cho phụ nữ miền Bắc, so sánh với giá trị tham chiếu về chiều cao đốt sống tại miền Nam, đi đến thống nhất về chẩn đoán gãy xương cột sống ở người Việt; Viết hướng dẫn sử dụng phần mềm xử lý hình ảnh Xquang “ImageJ” trong chẩn đoán gãy xương cột sống; Tổ chức các seminar khoa học định kỳ với sự tham gia của các thành viên nhóm nghiên cứu và các khách mời trong và ngoài nước.
Định hướng hoạt động trong giai đoạn 2017-2018 của nhóm FSH trong đề tài GOF
-Hoàn thiện phân tích gene cho đề tài GOF, bao gồm các gene ứng viên được cho là có liên quan đến nguy cơ gãy xương và loãng xương.
-Viết bài và đăng tải tạp chí quốc tế, hoàn thiện đề tài GOF;
-Dựa trên định hướng hoạt động của nhóm, tuyển và đào tạo các thế hệ FSH mới và đào tạo kỹ năng nghiên cứu
-Bồi dưỡng kiến thức về nghiên cứu khoa học cho các bạn tham gia vào dự án GOF.
Mục tiêu tuyển và đào tạo cho dự án GOF
Nhóm có dự định tuyển các bạn sinh viên có quan tâm đến thực hiện một dự án nghiên cứu lớn và nhiều giai đoạn (xây dựng ý tưởng, thu thập số liệu, phân tích số liệu, viết bài nghiên cứu).
Quyền lợi của thành viên khi tham gia vào dự án đó là cơ hội được trực tiếp tham gia vào các bước của đề tài, được hướng dẫn trực tiếp phương pháp nghiên cứu và sử dụng các công cụ của đề tài (Phân tích gene, phần mềm ImageJ, bộ câu hỏi….); Được sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.
Với đóng góp tốt và kiến thức tốt thành viên sẽ được tham gia vào phần xử lý số liệu và viết bài, được đứng tên trong bài báo và đi báo cáo tại các hội nghị, hội thảo lớn trên toàn quốc.
Các thầy cô Hướng dẫn
- TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Thành viên của nhóm hiện tại
- Lương Hoàng Long (trưởng nhóm)